Ngày hội được tổ chức bởi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương.
Trích bài: Hoàng Sâm – DN Thương hiệu nông thôn
Thông tin chung:
Đây là sự kiện thường niên, là cơ hội để Hải Dương giới thiệu và quảng bá mô hình kết hợp mô hình lúa – rươi vừa khai thác, bảo tồn thủy sản, đặc sản rươi cáy Hải Dương, vừa tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp đa tầng, đa giá trị dựa trên tiềm năng, lợi thế về lĩnh vực nông nghiệp riêng của từng vùng.
Rươi đặc sản của Tứ Kỳ đã nổi tiếng từ nhiều đời nay. Bằng việc kết hợp mô hình lúa – rươi đã chứng minh sản xuất nông nghiệp hữu cơ mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần bảo vệ môi trường, sức khỏe người dân.
Tham gia lễ hội:
Tham dự lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ có ông Lê Minh Hoan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT); ông Trần Đức Thắng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương; ông Triệu Thế Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ
tịch UBND tỉnh Hải Dương; ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) và các doanh nghiệp nông nghiệp hữu cơ tiêu biểu.
Quá trình diễn ra lễ hội:
Phát biểu khai hội, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan đánh giá cao sáng kiến của địa phương trong việc tổ chức lễ hội. “Lễ hội lúa rươi hữu cơ Tứ Kỳ mang tinh thần làm “nông nghiệp vị nhân sinh”, “nông nghiệp tử tế” cần được triển khai sâu rộng.
Dành tình yêu cho nông nghiệp, yêu thiên nhiên, làm sạch, đẹp môi trường là cách lan tỏa tinh thần nhân văn, sẽ làm hạt gạo đi xa, sản
phẩm nông nghiệp đi xa, đến được với nhiều người tiêu dùng hơn”, Bộ trưởng NN&PTNT Lê Minh Hoan cho biết.
Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Trần Đức Thắng khẳng định: “Lễ hội lúa rươi hữu cơ Hoàng Sâm của Tứ Kỳ không chỉ mang đến cho người
dân, du khách những trải nghiệm thú vị mà còn cổ vũ, động viên và ghi nhận sự đóng góp của ngành nông nghiệp với kinh tế địa phương và khu vực”.
Phát biểu của ông Nguyễn Ngọc Quang – Chủ tịch Varisme:
Ông Nguyễn Ngọc Quang, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam (VARISME) chia sẻ:
“Hải Dương đã tiên phong làm được điều tuyệt vời trong nông nghiệp. Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ kết hợp du lịch sinh thái – nông nghiệp tuần hoàn tuy không mới nhưng triển khai thành công như Tứ Kỳ là khá hiếm.
Nhân rộng thành công của huyện Tứ Kỳ sẽ là thành công của cả nước trên chặng đường phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch bền vững”. Trong chương trình lễ hội, lãnh đạo Bộ NN&PTNT cùng lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã cắt băng xuất bán chuyến hàng lúa
hữu cơ đầu vụ.
Đại diện Công ty Cổ phần Kinh doanh chế biến nông sản Bảo Minh, Công ty Cổ phần Nông nghiệp Thế hệ mới và Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp An Thanh đã ký kết hợp đồng liên kết sản xuất gắn bao tiêu sản phẩm hữu cơ, hợp tác về du lịch sinh thái, trải nghiệm.
Hiện toàn huyện Tứ Kỳ có 34 sản phẩm được chứng nhận OCOP, trong đó có 12 sản phẩm của vùng sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao.
Hiệu quả đầu tư mới trong nông nghiệp
Tổng diện tích sản xuất hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy của toàn huyện Tứ Kỳ là 550 ha. Huyện tiếp tục vận động nông
dân mở rộng diện tích sản xuất lúa hữu cơ kết hợp khai thác rươi, cáy, nâng diện tích này lên 700 ha vào năm 2025.
Sản lượng rươi hiện đạt 450 tấn/năm, cáy đạt 200 tấn/năm; giá trị sản phẩm đạt từ 400 – 450 triệu đồng/ha/năm, cao gấp 8 – 10 lần so với thâm canh lúa.